Cứu trợ Thuyền nhân Việt Nam

Vì chuyến vượt biển đầy nguy hiểm làm xúc động nhiều người trên thế giới, một số tổ chức thiện nguyện đã ra tay phát động phong trào cứu trợ thuyền nhân. Từ cuối thập niên 1970 ở Pháp đã xuất hiện Un bateau pour le Vietnam ("Ủy ban một con tàu cho Việt Nam")[36][37] vận động việc cứu giúp. Hội Y sĩ không biên giới dưới sự lãnh đạo của bác sĩ Bernard Kouchner cho con tàu Île de Lumière đi vớt người lâm nạn. Con tàu này sau đó dùng làm tàu bệnh viện và nơi chữa trị cho 40.000 người Việt tỵ nạn bị giam ở đảo Pulau Bidong, Malaysia.[38] Cũng hưởng ứng lời kêu gọi đó, năm 1979 ở Đức có Ein Schiff für Vietnam quyên góp để rồi cùng phối hợp với Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc, lần lượt cho ra khơi trên Biển Đông ba con tàu mang tên "Cap Anamur". Sự việc đó cũng dẫn đến việc hình thành tổ chức Cap Anamur, một đoàn thể thiện nguyện thường trực.[39][40]Bỉ thì có "Ủy ban Quốc tế Cứu trợ người Việt Tị nạn" được sử ủng hộ của hoàng gia Bỉ[40] trong khi đó ở Hoa Kỳ thì chính cộng đồng người Việt tỵ nạn cũng đứng ra thành lập "Ủy ban Báo nguy giúp Người vượt biển" năm 1980 do tiến sĩ Nguyễn Hữu Xương làm chủ tịch để hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Kết quả là con tàu Jean Charcot được điều hành đi vớt thuyền nhân.[41] Hội Y sĩ Thế giới (Medicins du Monde) thì điều động con tàu Akuna II[42] ra khơi với nhiệm vụ cứu trợ.[43][44]

Trong thập niên 1980-1990, Indonesia đã tiếp đón hàng trăm ngàn thuyền nhân vượt biển từ Việt Nam.[45]

Các trại tị nạn ở Đông Nam Á

Phân bố thuyền nhân Việt Nam
tỵ nạn ở các nước tạm cư
[14]
Quốc giasố lượng%
Malaysia254.49532
Hồng Kông195.83324,6
Indonesia121.70815,3
Thái Lan117.32114,7
Philippines51.7226,5
Singapore32.4574,1
Nhật Bản11.0711,4
Macao7.1280,9
Nam Hàn1.348
Các nước khác3.227
Trại Whitehead ở Hương Cảng

Một số vùng có đông người vượt biên đã được Liên Hiệp Quốc hoặc nước sở tại lập các khu trại tạm cư để cho người vượt biên tạm trú trong thời gian chờ ra đi đến nước thứ ba.

  • Hồng Kông: tất cả trại đóng cửa năm 2000[46], Achau, Argyle Street, Chimawan, Green Island, Heilingchau, High Island, Shek Kong, White Head, Tuen Mun (trại mở), Pillar Point (trại mở).
  • Indonesia: đảo Galang, Kuku.
  • Malaysia: Bidong (Pulau Bidong),[47] Sungei Besi.
  • Philippines: Bataan, Palawan.
  • Thái Lan: Banthad, Leam Sing, Phanat Nikhom,[48] Sikiw, Site 1, Site 2, Songkhla.[47]

Nhập cư và từ chối nhập cư

Từ tháng 7/1979 đến tháng 7/1982, hơn 20 nước dẫn đầu là Mỹ, Úc, Pháp và Canada cho phép 623.800 người tỵ nạn Đông Dương nhập cư vào nước mình. Trong giai đoạn 1975-1995 có 796.310 thuyền nhân Việt Nam trong đó có 754.842 người được định cư tại các nước[49].

Sau 1992, những người nhập cảnh trái phép vào nước Úc được xếp dạng di dân bất hợp pháp và đều bị giam trong các trại giam di dân theo một tu chính của Đạo luật Di trú 1985. Dư luận Úc có nhiều thay đổi trong thời gian dài về vấn đề thuyền nhân. Cuối thập niên 1970, có 20-32% không muốn ai được ở lại. Đến năm 1993, con số này tăng lên 44%, với 46% ủng hộ việc giam giữ bắt buộc những người nhập cảnh trái phép. Năm 2001, 71% đồng ý chính sách giam giữ trong thời gian xét đơn tị nạn. Đến giữa năm 2011, hơn 100 người Việt Nam vẫn còn bị giam trong các trại này.[50]

Có 109.000 người rút cuộc phải trở về Việt Nam vì không được nước nào nhận đi định cư. Đối với Hoa Kỳ thì những người xuất phát từ miền Bắc Việt Nam vốn không có liên hệ gì với chính phủ Việt Nam Cộng hòa thì không được nhập cư.[14] Đa số người bị gửi về là từ miền Bắc vì không đạt tiêu chuẩn tỵ nạn. Theo ký kết giữa Việt Nam cùng các nước trong vùng và UNHCR thì mỗi người về được cấp 240 USD và chính quyền Việt Nam hứa sẽ không ngược đãi họ.[51]

Quy chế tỵ nạn cho người Việt vượt biên chấm dứt năm 2005 khi Malaysia ép hồi hương nhóm thuyền nhân cuối cùng trong trại.[52]

Ngày 17 tháng 4 năm 2015, một tờ báo Úc nói tàu hải quân Úc đã chặn một thuyền chở 50 người trên vùng biển gần Việt Nam. Úc đã trao trả 50 người này cho phía Việt Nam. Chính phủ Úc từ chối bình luận về tin này.[53] Ngày 15 tháng 6 năm 2020, một chiếc tàu chở 11 người Việt Nam trên đường đến Úc bị gặp vấn đề và cập vào bờ biển Đông Timor. Chính quyền Đông Timor cho biết họ phải trả 22.000 USD mỗi người để đến úc làm nông nghiệp và tạm cách ly vì sợ lây nhiễm coronavirus.[54]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuyền nhân Việt Nam http://www.navy.gov.au/HMAS_Gladstone_(I) http://www.migrationheritage.nsw.gov.au/exhibition... http://franklin.dpc.vic.gov.au/domino/Web_Notes/ne... http://digital.library.ryerson.ca/islandora/object... http://paul.blogmilitant.com/index.php?post/2006/1... http://calitoday.com/news/view_article.html?articl... http://www-cgi.cnn.com/ASIANOW/asiaweek/96/0209/fe... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi...